Mâm quả cưới là một trong những nét đẹp truyền thống của phong tục cưới hỏi Việt Nam. Mâm quả cưới được xem như là sính lễ nhà trai mang sang nhà gái. Đây được xem như một lời mở đầu (dạm ngõ) cho sự giao duyên mới giữa hai gia đình.

Tuỳ theo mỗi vùng miền khác nhau, số lượng mâm quả, lễ vật cũng sẽ có sự khác biệt. Với miền Bắc,nhà trai cần chuẩn bị lễ vật theo số lẻ. Còn miền Nam thì ngược lại với số lượng lễ vật theo số chẵn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thống nhất giữa hai gia đình, đặc biệt là phía nhà gái.

Mâm trầu cau: Tượng trưng cho sự sắt son bền chặt mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.

Theo câu chuyện cổ tích dân gian, trầu cau là biểu tượng của sự bền chặt, sắt son giữa những cặp đôi vợ chồng. Cùng với năm tháng truyền thống, trầu cau cũng dần trở thành một trong những biểu tượng cho văn hoá dân gian về ý nghĩa đẹp đẽ mà nó vốn có.

Mâm trà rượu: Dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên, để ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ.

Trà rượu là món sinh lễ quan trọng được dâng lên bàn thờ tổ tiên mong sự chứng giám và cầu phúc từ ông bà cho đôi vợ chồng trẻ. Những vị đắng vị chát từ món trà rượu được đưa vào mâm quả với hi vọng cuộc sống đôi vợ chồng luôn bền chặt dù bao sóng gió khó khăn.

Mâm bánh: Các loại bánh có những giai thoại xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng, ngụ ý hòa hợp, thủy chung.

Theo tục cưới hỏi xưa, bánh phu thê/bánh cốm/bánh đậu xanh là những món bánh được dùng cho mâm quả ngày cưới với hy vọng tình cảm phu thê ngọt ngào, đồng thuận ấm no.
Ngoài bánh phu thê thì mâm bánh ở miền Nam hiện nay cũng được thay thế bởi bánh kem hoặc bánh bông lan. Tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của đôi nhà, mâm bánh của miền Nam sẽ có sự đa dạng hơn khi chọn lựa bánh cho mâm quả. Hay như ở vùng Tây Nam Bộ, bánh bía cũng được sử dụng cho mâm bánh cưới.

Gà và xôi hoặc heo quay: Đây là lễ vật làm đem lại may mắn, sự sung túc trong quan niệm của nhiều người.

Màu đỏ ngụ ý sự may mắn hạnh phúc, những món cơm dẻo mang đến sự bền chặt thuỷ chung và heo quay mang đến sự dư giả cho cặp đôi hạnh phúc. Mỗi một hình ảnh xôi gấc, gà và heo quay đều mang ngụ ý cho sự ấm no và cầu mong một cuộc sống sung túc.
Ngoài ra, heo quay còn tượng trưng cho những phúc lành mong sớm được có em bé và mau phát tài.

Mâm áo dài và trang sức cưới: Mang ý nghĩa khi về nhà chồng, cô dâu sẽ được chăm lo kĩ lưỡng và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc trọn đời.

Là mâm quả có thêm một bộ áo dài hay những món trang sức (thường là vàng) mà nhà trai dành riêng cho cô dâu nếu có điều kiện. Như món quà dành làm vốn, nhà trai hy vọng cặp đôi sau khi cưới sẽ được chăm lo kĩ lưỡng, an tâm xây dựng tổ ấm mà không phải khó khăn, thiếu thốn.

Mâm trái cây: Ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.

Với ý nghĩa của sự sinh sôi, no đủ, trái cây được mang vào mâm quả cùng những hy vọng cuộc sống gia đình hạnh phúc như bao sính lễ khác. Ngoài ra, trái cây còn tượng trưng cho sự “con đàn cháu đống”, cặp đôi uyên ương sẽ mãi ngọt ngào như thuở còn son.

Mâm tiền đen / tiền cheo: Tượng trưng cho sự thách cưới đối với nhà trai.

Đây là khoản nhà trai đóng góp để lo tổ chức lễ cưới, ngụ ý rằng tất cả đã được chuẩn bị chu đáo. Những món nữ trang là phần dành cho cô dâu làm vốn, sau khi đám cưới có thể yên tâm xây dựng tổ ấm, không sợ đối mặt với cảnh thiếu thốn.
——————–
Từ trước đến nay, truyền thống lễ nghi trong các dịp đặc biệt quan trọng đối với con người Việt Nam. Và tất nhiên là trong ngày cưới, các nghi phép phong tục lại càng được coi trọng khi đôi ta về một.

Menu